15:28 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vực dậy ngành thủy sản

Thứ tư - 27/02/2013 23:00
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, song tình hình xuất khẩu càng lúc gặp khó khăn do thị trường bất lợi, giá xuất giảm… Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức từ những rào cản kỹ thuật ở các nước trên thế giới, Hoa Kỳ kiện chống trợ cấp tôm, nguồn nguyên liệu thiếu hụt, giá xuất thấp, thiếu vốn… Đây là những vấn đề mà Chính phủ cùng các bộ ngành chức năng và lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL đặt vấn đề cần tháo gỡ tại Hội thảo “Sản xuất và tiêu thụ thủy sản năm 2013” diễn ra ở Đồng Tháp vào 27-2.
  • Khó từ nhiều phía

Theo Bộ Công thương, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam hiện được xuất sang 156 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng giá trị năm 2012 đạt hơn 6,1 tỷ USD. Trong tháng 1-2013, xuất khẩu thủy sản đạt gần 487 triệu USD, tăng 139% so cùng kỳ năm ngoái. Song, mức tăng này không nói lên tín hiệu khả quan của ngành thủy sản, bởi trước mắt là hàng loạt khó khăn. Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, cá tra và tôm vẫn là 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản trong năm nay.

Tuy nhiên, thị trường cá tra đang có dấu hiệu tiêu thụ chậm do các nước châu Âu còn ảnh hưởng khủng hoảng, kinh tế Hoa Kỳ chưa phục hồi... Con tôm đang vướng rào cản lớn khi 2 thị trường chính là Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu tôm) đang kiểm soát khắt khe chất ethoxyquin. Thời gian qua, các ngành chức năng nước ta có nhiều động thái tích cực về vấn đề này, nhưng đến nay chưa có dấu hiệu chuyển biến.

Liên minh ngành khai thác tôm Hoa Kỳ vừa đệ đơn kiện chống trợ cấp đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt Nam và 6 nước khác lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Theo đó, phía Hoa Kỳ đưa ra 14 điểm trợ cấp của Chính phủ Việt Nam đối với ngành tôm như hỗ trợ vốn, hỗ trợ tiền thuê đất, các loại thuế, phí… Nếu Chính phủ Hoa Kỳ kết luận tôm Việt Nam theo giá được trợ cấp thì việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, bởi con tôm bị áp cả 2 loại thuế bán phá giá và trợ giá. Đây là thách thức cho con tôm không chỉ năm 2013, mà cả những năm tiếp theo.

Cơ cấu lại nguồn vốn dài hạn là giải pháp để phát triển bền vững ngành thủy sản hiện nay.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám trăn trở, đến nay giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp chỉ 21.000 - 22.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg, khiến nhiều hộ không dám đầu tư. Trong khi vụ thả nuôi tôm mới 2013 chuẩn bị bắt đầu, nhưng nỗi lo dịch bệnh làm thiệt hại hơn 100.776ha tôm của năm 2012 vẫn ám ảnh. Hiện hội chứng chết sớm trên tôm sú và tôm thẻ như căn bệnh nan y, chưa có thuốc đặc trị, đe dọa nghề nuôi tôm. Lãnh đạo các tỉnh ven biển ĐBSCL lo ngại, một số nơi thả tôm sớm đã xảy ra chết hàng loạt do hạn hán, xâm nhập mặn, môi trường ô nhiễm… Điều này báo hiệu vụ tôm 2013 sẽ gặp nhiều khó khăn.

  • Cơ cấu lại nguồn vốn

Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thẳng thắn chỉ ra điểm yếu: “Không phải đến bây giờ mà từ 5 năm trước, chúng ta đã thấy những bất cập của ngành thủy sản. Nhiều hội nghị nói về nguyên nhân và giải pháp khắc phục, thế nhưng cuối cùng vẫn đâu vào đấy. Đã đến lúc cần mạnh dạn cơ cấu lại ngành thủy sản, không thể chấp nhận tình trạng vật vờ như thời gian qua”.

Đồng quan điểm trên, ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, bức xúc, vào tháng 3-2009, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hình thành ban vận động để xúc tiến thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Công việc tưởng không lớn nhưng phải mất gần 4 năm mới làm xong do quá nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi khi họp bàn, các tỉnh đều đồng thuận khống chế diện tích nuôi, không tăng sản lượng cá… nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu. Thống nhất là vậy nhưng không làm được do thiếu nhạc trưởng. Dự kiến đầu tháng 3-2013, sẽ tổ chức lễ ra mắt Hiệp hội Cá tra Việt Nam, sau đó đề xuất ban hành nghị định về cá tra với những điều kiện cụ thể để sắp xếp lại nghề cá hợp lý.

 

Cần nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường thủy sản mới.

Vấn đề “nóng” đối với sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản năm 2013 là khâu vốn, nếu không sớm cơ cấu lại nguồn vốn thì cả người nuôi và doanh nghiệp đều khốn đốn. Bộ NN-PTNT cho rằng, nuôi cá tra hiện nay mất 8 - 9 tháng/vụ, song các ngân hàng chỉ cho vay 4 tháng là chưa đáp ứng được tình hình mới. Bên cạnh đó, việc thẩm định giá trị đất nuôi cá theo khung giá cũ và chưa phân định rạch ròi giữa đất nông nghiệp và đất nuôi thủy sản, từ đó dẫn đến việc giải ngân thấp. Việc này các ngân hàng cần tính lại. Ngoài ra, nên xem sản phẩm cá, tôm… là tài sản để nâng định mức giải ngân.

Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhìn nhận, trước đây đa phần người dân nuôi cá tra, nay chuyển sang doanh nghiệp nuôi là chính; do đó doanh nghiệp vừa xuất khẩu vừa tham gia nuôi cá nên thiếu vốn là chuyện hiển nhiên. Đây là vấn đề mới nảy sinh nên cần có chính sách tín dụng phù hợp hơn. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, cá tra và tôm là thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL nên các ngân hàng luôn quan tâm hỗ trợ vốn.

Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay nuôi và chế biến xuất khẩu tôm lên đến 22.975 tỷ đồng; dư nợ cá tra 22.777 tỷ đồng, tăng lần lượt là 12% và 25% so cuối năm 2011. Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hỗ trợ vốn, cơ cấu lại thời gian vay vốn dài hạn hơn để phù hợp với tình hình mới. 

 
 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý, xuất khẩu cá tra và tôm năm 2013 dự báo nhiều thách thức, vì vậy các bộ ngành chức năng và các tỉnh ĐBSCL cần chủ động tháo gỡ. Phải bám sát sản xuất, điều chỉnh lịch thời vụ nuôi hợp lý tránh dịch bệnh. Có biện pháp giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, tăng cường mở rộng thị trường mới tiềm năng… Các ngân hàng đảm bảo nguồn vốn phục vụ nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Năm 2013, dù còn khó nhưng phải nỗ lực cơ cấu lại ngành thủy sản một cách hợp lý để tăng tốc, phát triển bền vững trong những năm tới.

 
 

HUỲNH PHƯỚC LỢI
sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 276

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 272


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 983105

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71210420