Từ lâu, xã Cao Viên của huyện Thanh Oai đã nổi tiếng với hơn 50 hộ trồng cam Canh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để có được thành công đó phải kể đến sự nỗ lực của ông Lê Đức Giáp - người mở đầu trong việc đưa cam Canh về trồng ở địa phương.
Vài năm trở lại đây, cây táo, chủ yếu là giống táo đại được trồng rộng rãi tại các vùng đất bãi của xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, giúp người nông dân nâng cao thu nhập.
Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng mà anh Phạm Hồng Hải ở tổ 1, phường Phước Long (TP.Nha Trang - Khánh Hòa) đã thành công với mô hình nuôi thỏ và dế.
Về phường Đức Thuận (Thị xã Hồng Lĩnh) trong những ngày giáp tết Quý Tỵ thấy không khí thật nhộn nhịp, xe cộ nối đuôi nhau tấp nập để xây dựng các công trình trọng điểm, bộ mặt đô thị được hình thành rõ nét nhưng điều mà ai cũng đáng khâm phục đó là mô hình trồng hoa cúc Đà Lạt trên mảng đất núi Hồng yêu dấu của đoàn viên Phan Tất Tương ở Thôn Ngọc Sơn – phường Đức Thuận đang nở rộ, đón chào mùa xuân mới.
Là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí vào năm 2013 nên ngoài sự quan tâm đầu tư của nhà nước Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) đã và đang xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, phấn đấu đạt chuẩn các tiêu chí vào cuối năm 2013.
Năm 2012, toàn huyện Lộc Bình có khoảng 150ha rừng mới trồng được người dân trồng xen sắn, tập trung tại các xã Xuân Mãn, Bằng Khánh, Yên Khoái, Tú Mịch…, năng suất bình quân ước đạt 10 - 12 tấn sắn tươi/ha.
Mô hình trồng dưa xuất khẩu theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Hỗ trợ nông dân - nông thôn T.Ư Hội đầu tư ở xã Thành Tiến, Thạch Thành (Thanh Hóa), cho lãi 90 -100 triệu đồng/ha/năm, gấp 3 - 4 lần so với cây trồng khác.
Với 34 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu, sau 2 năm triển khai HTX La Hường, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã phát triển vùng rau sạch quy mô lớn đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng, đạt chứng nhận VietGAP.
Trong chăn nuôi, dịch bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì chỉ cần một con gà bị dịch là cả đàn sẽ bị lây và lan ra cả vùng. Ở xã Kim Truy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, bà con đã có hướng đi riêng, vừa mang lại nguồn thu nhập ổn định, lại phòng tránh dịch bệnh trong chăn nuôi gà rất hiệu quả.
Gần đây, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát triển mô hình luân canh lúa - đậu nành, không chỉ đa dạng hóa cây trồng, giúp giảm sâu bệnh, mà còn tăng thêm được thu nhập cho người nông dân.
Trước kia, mảnh vườn rộng 1,5 mẫu (1 mẫu = 3.600m2) của gia đình ông Tuấn chỉ trồng ngô và vải thiều, năm nào thuận lợi thì thu nhập cũng chỉ đạt 20 triệu đồng. Với mong muốn nâng cao thu nhập trên mảnh vườn nhà mình, đầu năm 2000, ông Tuấn lặn lội về huyện Văn Giang (Hưng Yên) mua 300 cây cam đường Canh giống về trồng thử nghiệm. Nhờ bản tính cần cù, tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc nên ngay trong năm đầu tiên cho thu hoạch, vườn cam nhà ông Tuấn đã cho 1 tấn quả.
Năm 2012, trong khi chăn nuôi lợn, gà gặp nhiều khó khăn thì chăn nuôi bò sữa lại trở thành "điểm sáng" bởi duy trì được sự tăng trưởng ổn định. Đây là hướng đi đang mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân ngoại thành.
Với diện tích 6,3 ha, năng suất bình quân đạt 18 tấn/ha, doanh thu bình quân một năm trên 6 tỷ đồng, thu lại lợi nhuận trên 3 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động và việc làm theo mùa vụ cho 30 lao động, đó là mô hình nuôi ngao Bến Tre của anh Phạm Văn Thiết, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Bưởi Diễn là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao từ lâu đã được người dân huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đưa về trồng hiệu quả. Mô hình bưởi diễn của gia đình anh Nguyễn Trường Thinh (sinh năm 1962, ở xã Đoan Bái) là một điển hình làm giàu từ cây bưởi diễn. Mặc dù năm nay, bưởi diễn không được mùa nhưng lại được giá nên với hơn 400 cây bưởi cho thu hoạch, gia đình anh Thinh thu lợi hơn 250 triệu đồng.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình đều có một bình cây phát lộc tươi xanh, tượng trưng cho mong ước năm mới nhiều tài lộc.
Trang trại của anh Hiệp lúc nào cũng có 120 con lợn nái chuyên lấy giống. Mỗi tháng xuất chuồng từ 200-250 con, thu về gần 100 triệu đồng.
Nhìn gần 1000 m2 đất với hơn 1.500 cây hoa cúc các loại đang chuẩn bị bước vào thu hoạch phục vụ cho dịp tết cổ truyền 2013 và Lế hội Chùa Hương của thanh niên xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh có thể khẳng định đây là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của thanh niên địa phương và cần nhân ra diện rộng.
Sau 2 năm thực hiện Chương trình 02 và phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)” đến nay Hà Nội đã có, 19/19 huyện, thị xã lập xong đề án cấp huyện; 100% số xã lập đề án và tổ chức lập quy hoạch xây dựng NTM. Đến nay, toàn Thành phố đã có 161/401 xã cơ bản đạt 10-19 tiêu chí, trong đó có 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 62 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 87 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí.
Là một xã vùng ven biển bãi ngang, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn song xã Triệu An (Triệu Phong, Quảng Trị) đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhất là việc phát huy nội lực trong dân để xây dựng NTM.
(Thủy sản Việt Nam) - Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới, điển hình là tại Hàn Quốc cho thấy, đến nay hợp tác xã vẫn là mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và quan trọng hơn, thông qua HTX, các hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau, tăng sức mạnh để đối phó với khó khăn và tránh nguy cơ thua lỗ cao...