Chưa năm nào, nông dân nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) lại bán được giá và có sẵn đầu ra lớn như năm nay, khi Hà Nội mua tới 5 triệu con.
3 năm qua, thành phố đã có 51 tuyến đường được người dân các phường đăng ký hiến đất để mở rộng.
Ngày 25-1, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, Lê Văn Đời cho biết, đến thời điểm này mới có 87 trường hợp có đơn đăng ký xin mua máy gặt đập theo đề án hỗ trợ lãi suất mua 100 máy gặt đập liên hợp của tỉnh.
Thành lập Ban tuyên truyền xây dựng nông thôn mới (NTM) từ xã tới thôn, vận động nhân dân tham gia đóng góp bằng nhiều hình thức khác nhau, kêu gọi sự ủng hộ của con em xa quê hương... đó là những cách làm hay trong huy động nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thanh Oai.
Mặc dù đời sống người dân còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm phát triển kinh tế - xã hội thấp nhưng với sự đồng thuận cao, xã bán sơn địa Tượng Lĩnh (Nông Cống - Thanh Hoá) vẫn liên tục gặt hái nhiều thành tích.
Tổ 8, ấp 5 xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) tuy nằm cách trung tâm xã chỉ 5km, nhưng mấy năm trước đường sá đi lại rất khó khăn, có đoạn đường phải xuống dắt xe, đẩy bộ. Gần 4 năm nay, tổ 8 có sự thay đổi mạnh mẽ, đó là nhờ bà Nguyễn Thị Hợi – một tấm gương điển hình, đi tiên phong trong xây dựng và phát triển phong trào xây dựng nông thôn mới.
Không được chọn là xã điểm nhưng những năm qua nhân dân xã Thụy Văn (huyện Thái Thụy) vẫn nỗ lực đồng lòng, chung sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay xã đã đạt 12 tiêu chí, 3 tiêu chí khác cơ bản đạt, còn lại 4 tiêu chí đang huy động các nguồn lực để hoàn thành trong năm 2013.
Chúng tôi đến thăm cơ sở ấp trứng gà của gia đình anh Võ Văn Minh (thôn Tân Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) khi anh đang kiểm tra nhiệt độ trong lò ấp trứng.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát của anh Hồ Quang Dũng, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân) với quy mô 3 ha đánh dấu bước đột phá trong phương thức nuôi tôm mới, đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng vùng đất cát hoang hóa ven biển.
Ông Đặng Quang Tạo, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thịnh cho biết: “Là 1 trong 11 xã điểm thực hiện XDNTM của cả nước, khi mới bắt tay vào thực hiện, Tân Thịnh gặp không ít khó khăn, bởi lúc đó chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về XDNTM, chưa có mô hình thành công để chúng tôi học hỏi kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ lại chưa được đào tạo bài bản nên quan điểm của xã là vừa làm vừa điều chỉnh, làm đến đâu điều chỉnh tới đó. Đồng thời chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi họp bàn để nghiên cứu, tìm ra cách làm phù hợp với thực tế địa phương. Nhờ đó, đến nay xã đã đạt 18/19 tiêu chí”.
Từ thực tiễn của Tân Lập, nên chăng từng tỉnh, thành phố tự điều chỉnh, ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh, thành phố trên cơ sở tuân thủ các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia cho sát hợp với địa phương mình.
Nhiều mô hình phát triển kinh tế phù hợp từ thực tiễn mang lại hiệu quả, có sức lan tỏa, giúp bà con dân tộc thiểu số ở vùng thôn, bản đặc biệt khó khăn vươn lên khấm khá, cùng xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh kinh tế còn bộn bề khó khăn.
Anh Phạm Ngọc Bào nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân và bây giờ là Bí thư xã Vũ Lăng (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) là cán bộ đầu tàu gương mẫu, làm gương cho bà con và hội viên nông dân của xã mình, đồng thời là điển hình nông dân tiêu biểu của tỉnh, xứng đáng được biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng.
Ông Tám là người đầu tiên ở xã Tân Tiến mạnh dạn chuyển 2ha chuyên trồng lúa sang thử nghiệm mô hình kết hợp sen - lúa (sen chủ yếu lấy gương) nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, bước đầu mang lại kết quả khả quan. Cơ duyên đến với ông Tám khi ông có dịp sang thăm người em ở huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), thấy bà con nơi đây phát triển mạnh mô hình xen canh sen - lúa. Sau thời gian suy nghĩ, ông quyết định học hỏi kinh nghiệm và đầu tư gần 10 triệu đồng mua sen giống về trồng trên 2ha đất lúa của gia đình. Động lực giúp ông có quyết định táo bạo này là trước khi trồng đã có thương lái đến hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên không lo đầu ra.
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về Yên Thế và được cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện giới thiệu về thăm trang trại của anh Hào.
Xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) được đánh giá là một trong những địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn, thông qua việc thực hiện các đề án. Một trong số đề án đang nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân là Đề án xử lý chất thải rắn. Đây là một trong 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện đề án xử lý chất thải rắn với mục tiêu nhằm vào sự thay đổi tập quán, thói quen xả rác tuỳ tiện của người dân và tích cực nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.
Theo chân anh Nguyễn Văn Duy, Phó Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà đến xóm Sông Tiến và Sông Hải, xã Thạch Sơn, chúng tôi có dịp được chứng kiến không khí hăng hái thi đua sản xuất đầu năm Quý Tỵ của người dân nơi đây
Chúng tôi về xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) khi bà con đang hối hả thu hoạch cải bắp, súp lơ, su hào chuẩn bị chờ ô tô từ các nơi về "ăn hàng".
Đến các làng rau Luật Chánh (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước), Thuận Nghĩa (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) vào thời điểm này, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp cảnh bà con nông dân thu hoạch, vận chuyển rau đến các chợ và xuống giống vụ rau mới. So với mọi năm, các làng rau trong năm nay được mùa, được giá, nông dân rất phấn khởi. Điều đáng nói là rau xanh Bình Định còn được đưa đi tiêu thụ tận các tỉnh phía Bắc.
Những ngày này, qua một số cánh đồng dưa hấu ở xã Vĩnh Hòa, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) những trái dưa xanh mượt, no tròn, căng bóng đang chờ ngày hái bán. Giống dưa hấu được nông dân nơi đây trồng phổ biến là loại dưa cho năng suất cao, vỏ mỏng, độ đường cao.