20:29 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

50% hộ nông dân phải vay nợ

Thứ năm - 21/11/2013 21:25
Đây là kết luận được rút ra tại Hội thảo "Công bố báo cáo nghiên cứu sâu dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh ở Việt Nam".
Hội thảo này do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Hà Nội hôm qua (21.11).

Trên cơ sở khảo sát 3.700 hộ gia đình, báo cáo điều tra của CIEM cũng cho thấy, người dân nông thôn đang phải chắt bóp, tằn tiện trong chi tiêu và tỷ lệ hộ nghèo không giảm trong giai đoạn 2010-2012, tương ứng số hộ tái nghèo tăng lên. Điều đáng chú ý là trong số các hộ tham gia điều tra, có tới 50% hộ phải vay nợ, và chủ yếu là vay ngoài với lãi suất cao.

Thu nhập thấp cũng bắt nguồn từ sản xuất manh mún, gặp nhiều rủi ro. Theo báo cáo của CIEM, giá trị thiệt hại trung bình trong 1 năm của các hộ là khoảng 8 triệu đồng. Trong đó, các hộ nghèo, hộ thuần sản xuất nông nghiệp thì gặp rủi ro nhiều hơn và gặp thiệt hại nặng nề hơn so với các hộ khác. Những rủi ro đến từ thiên tai, dịch bệnh là rủi ro phổ biến nhất. Điều này góp phần tạo ra sự bấp bênh trong thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. 

Cuộc sống của nhiều hộ nông dân vẫn đang rất khó khăn.
Cuộc sống của nhiều hộ nông dân vẫn đang rất khó khăn.

Mặc dù các hoạt động từ nông nghiệp chiếm tới 35%, nhưng thu nhập thấp, nên nhiều tỉnh nguồn thu nhập này kém quan trọng hơn các nguồn thu nhập phi nông nghiệp. Đây chính là nguy cơ, vì một khi phải làm nhiều việc, người nông dân sẽ mất đi cơ hội tăng quy mô, kỹ năng để sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, lợi nhuận. Trong khi đó, họ vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đang ngày càng gia tăng.

Điều tra của CIEM cũng cho thấy, phần lớn các hộ gia đình nông thôn vẫn tiếp tục sử dụng các cơ chế "tự mình vượt khó" hoặc các cơ chế phi chính thức để đối phó với rủi ro và chỉ 50% số hộ hồi phục được hoàn toàn với ít nhất một trong 3 cú sốc nặng nề nhất xảy ra với các hộ. 

Điều tra của CIEM cũng khẳng định, nông dân vẫn là bộ phận chịu nhiều thiệt thòi trong nền kinh tế, trong khi những hỗ trợ của Nhà nước lại chưa thực sự hiệu quả và kịp thời. Dù Nhà nước có chính sách vốn, khoa học công nghệ song việc tiếp cận vốn và kỹ thuật sản xuất của các hộ dân được khảo sát còn hạn chế. Đa số hộ dân sử dụng vốn tự có cho quá trình sản xuất. Trong khi đầu ra thì đối mặt với việc thiếu thông tin, thiếu khả năng sơ chế và kho bãi bảo quản sản phẩm, chi phí vận chuyển cao... 

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, để hỗ trợ hộ nông dân vượt khó, cần sửa đổi chính sách đất đai làm sao hạn chế sự manh mún, có cơ chế tích tụ ruộng đất cho một số người dân sử dụng hiệu quả ruộng đất. 

Mặt khác, Nhà nước cần xem lại nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp theo hướng tăng cường các nguồn lực phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp thông qua đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đường sá. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nhà nước trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn. 

Còn Viện trưởng Viện CIEM Trần Xuân Bá thì cho rằng: Nhà nước cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng khả năng chống đỡ rủi ro cho nông dân, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng bảo hiểm nông nghiệp; phát triển thị trường đất đai ở nông thôn, khi người dân có thể mua bán ruộng đất dễ dàng hơn thì đất sẽ được dùng hiệu quả hơn.
Mai Hương
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 419

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 416


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758261