Gia đình anh Hoàng Văn Chỉnh ở xã Rá Bản (huyện Chợ Đồn) được NHCSXH cho vay 100 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, anh đầu tư cải tạo 3ha đất đồi và ven đồi thành ao nuôi cá, nuôi lợn rừng. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, khu đồi nhà anh đã trở thành trang trại khép kín với ao nuôi cá, khu trồng cây ăn quả, trồng cây lấy gỗ và gần 50 con lợn rừng. Anh Chỉnh nói: “Gia đình tôi từng được vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, sau khi trả hết vốn và lãi cho ngân hàng, tôi được vay tiếp 100 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm. Với số vốn này, tôi đầu tư mua lưới thép quây hơn 2ha đồi nuôi lợn rừng, với gần 50 con. Đồng vốn ưu đãi thực sự giúp gia đình tôi đổi đời”.
Theo thống kê của NHCSXH huyện Chợ Đồn, dư nợ cho vay chương trình giải quyết việc làm trên địa bàn huyện trong hơn 10 năm qua đạt hơn 7 tỷ đồng, với 790 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình được vay vốn, thu hút và tạo việc làm mới cho 865 lao động.
Trang trại của gia đình anh Chu Quang Phúc ở thôn Nà Cọ (xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn) được coi là mô hình điển hình về sử dụng vốn vay giải quyết việc làm. Năm 2003, anh Phúc được vay chương trình hộ nghèo 5 triệu đồng. Có vốn, anh mạnh dạn cải tạo 3ha đất rừng thành ao nuôi cá, trồng rừng. Từ hiệu quả của mô hình, anh được NHCSXH duyệt cho vay thêm 500 triệu đồng, vậy là có điều kiện mở rộng quy mô, diện tích nuôi trồng. Trang trại của gia đình anh rộng 13ha, với 200 con lợn rừng và lợn nái, gần 300 con dúi, 1.000m2 ao nuôi cá; mỗi năm xuất bán hơn 1 tấn lợn, 3 tạ dúi, hàng tấn cá, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động; doanh thu năm 2013 đạt hơn 2 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi gần 500 triệu đồng. Anh Phúc tâm sự: “Tôi rất cảm ơn NHCSXH, không có nguồn vốn vay ưu đãi, chắc gia đình không có cơ ngơi như thế này”.
|
Vay vốn trồng rừng ở xã Nông Hạ (Chợ Mới - Bắc Kạn). |
Trần Việt
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn