01:47 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiếm tiền tỷ giữa vùng cát trắng

Thứ năm - 23/01/2014 20:18
Mới 35 tuổi, nhưng anh Đinh Đăng Tuân, ở xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đã sở hữu một trại cá giống trị giá hàng tỷ đồng. Thế nhưng, ít người biết rằng, khối tài sản đó được vợ chồng người nông dân này gầy dựng từ những đồng tiền lời ít ỏi mà anh kiếm được bằng việc đi bán… kem dạo.
Anh Đinh Đăng Tuân kéo cá giống để bán

Anh Đinh Đăng Tuân kéo cá giống để bán

Đau đáu chuyện sản xuất cá giống

Trong trang trại của Tuân, những hồ cá nối đuôi nhau được quy hoạch rất đẹp mắt. Trong nắng chiều ấm áp, câu chuyện với Tuân đã đưa chúng tôi quay lại với cái thời chưa xa của vùng đất cát bạc màu mà cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng người dân quê anh. Tiếng là nằm bên Quốc lộ 1, nhưng xã Hưng Thuỷ là vùng đất cát cằn cỗi nhất huyện Lệ Thuỷ. Đất cát của xứ này, mỗi năm người nông dân chỉ sản xuất được một vụ, còn lại thì bỏ hoang vì không có cây gì có thể sống nổi. Thế nên, bao thế hệ người dân Hưng Thuỷ quanh năm chỉ đau đáu với ước mơ đủ ăn. 

Ở vùng quê này, trước đây gia đình Tuân thuộc loại nghèo nhất xã. Tuân kể, bố mẹ anh sinh được 8 người con nhưng có đến 3 người bị bệnh tâm thần phân liệt, lúc tỉnh lúc mê. Tuân tuy là con út nhưng mới học đến lớp 6 đã phải bỏ giữa chừng vì bố mẹ không có tiền. Hàng ngày anh theo bố đi cắt rễ cây chứa về cho mẹ đan võng bán lấy tiền mua gạo. Đêm đến thì ngụp lặn ngoài sông, thả lưới, đơm đáy kiếm tiền chữa bệnh cho các anh chị. 

Lớn lên một chút, Tuân được bố sắm cho chiếc xe đạp và cái thùng xốp để đi bán kem dạo. Khác với những “đồng nghiệp” khác, khi đạp xe đi các vùng quê để bán kem, Tuân thường lân la hỏi và ghé vào thăm những trang trại của những nông dân sản xuất giỏi để hỏi “kinh nghiệm làm ăn”. Số tiền lời kiếm được từ việc bán kem dạo, Tuân chia làm hai: Một phần đưa cho mẹ, phần còn lại anh bỏ vào ống tre dành làm vốn!

Năm 2000, Tuân lấy vợ khi mới 20 tuổi. Với nhiều người, cái tuổi đó có thể “ăn chưa no lo chưa tới”, nhưng với Tuân thì khác, anh đã có một kế hoạch cho riêng mình. “Đất quê tôi là đất cát bạc màu, nhưng có một lợi thế dưới cát là nước. Nước chảy ra từ cát thành suối nên tôi nghĩ đất này đào ao nuôi cá là hợp nhất. Những ngày đi bán kem dạo, tôi thấy nhiều nơi người ta nuôi cá cũng có thể làm giàu được” – Tuân thổ lộ.

Thế rồi, cưới vợ mới được một ngày, ngày hôm sau Tuân làm đơn xin xã cấp một mảnh đất ở cánh đồng cát của làng và dựng cái chòi ở riêng. Hình ảnh hai vợ chồng trẻ với cái chòi lộng gió giữa cánh đồng hoang vu khiến nhiều người thương, nhưng cũng không ít đàm tiếu coi vợ chồng Tuân như kẻ hâm.

Mặc kệ, ngày lại ngày vợ chồng Tuân mướn thêm anh em hì hục đào ao. Gần một tháng trời ngụp mặt trong bùn cát, cuối cùng thì cái ao cá đầu tiên rộng 200m2 cũng hoàn thành. Nhớ lại những ngày đó, Tuân kể: “Ngày đó dùng sức người là chủ yếu, chứ chưa có máy móc như bây giờ. Mà có máy thì không biết lấy tiền đâu mà thuê. Đào được cái ao vợ chồng tui mừng không ngủ được”.

Đào được ao, Tuân mua giống thả lứa cá đầu tiên. Cá lớn nhanh, nhưng cuối vụ thu hoạch tính đi tính lại cũng chẳng lời lãi bao nhiêu vì giá con giống quá đắt, lại phải đi xa mới mua được. Lúc đó trong đầu Tuân nảy ra ý tưởng mới: Tại sao mình không tự sản xuất cá giống để nuôi? Thế nhưng Tuân cũng biết, sản xuất cá giống đâu phải là chuyện dễ, đặc biệt là một người chưa học hết cấp II như Tuân.

Làm thuê để học nghề

Nghĩ vậy, nhưng cái ý tưởng tự sản xuất cá giống để nuôi lúc nào cũng thường trực tâm trí của Tuân không dứt ra được. Không biết thì phải học, mà học thì có rất nhiều cách. Thế là Tuân bàn giao lại ao cá cho vợ ở nhà nuôi, đắp đổi cuộc sống, bắt xe vào Khánh Hoà xin làm thuê cho những trại sản xuất cá giống. 

Trong quá trình làm công, Tuân đã không bỏ phí một phút nào để học hỏi kỹ thuật sinh sản, ương nuôi các loại cá giống. Mặc dù đã học được nhiều ở các trang trại tại Khánh Hòa, nhưng Tuân nghĩ, cái kiểu học “mót” như thế không bài bản, nên anh lại ngược ra Bắc để tìm nơi học “chính thống”. Lần này Tuân xin hẳn vào Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản T.Ư 1 ở Bắc Ninh để vừa làm vừa học nghề. “Các thầy ở đó thấy tôi cần cù, chịu khó, ham học nên thương lắm. Có được kỹ thuật, “bí quyết” chi cũng chỉ dạy tận tình chứ không giấu giếm chi cả”- Tuân kể.

Sau hơn 3 tháng “tầm sư học đạo”, Tuân trở về quê bắt đầu công việc tự sản xuất cá giống. Tự sản xuất được con giống, chi phí sản xuất thấp nên việc nuôi cá của vợ chồng Tuân ngày càng có lãi. Hai vợ chồng Tuân quyết định mua thêm đất ruộng bạc màu của bà con, đầu tư đào thêm ao để mở rộng trang trại. 

Không dừng lại ở việc sản xuất cá giống, vợ chồng Tuân còn mở rộng trang trại với nhiều ngành nghề khác. Trang trại của Tuân hiện thường xuyên duy trì 30 lợn nái siêu nạc, mỗi năm xuất chuồng khoảng 500 lợn con. Năm 2012, anh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình thực hiện mô hình nuôi thương phẩm và nhân giống chim bồ câu Pháp bằng phương pháp nhốt chuồng. Từ 100 cặp chim bố mẹ ban đầu, hiện tại, trang trại đã có 200 cặp và sẽ tiếp tục mở rộng số lượng trong những năm tới.

Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, lợn, Tuân còn nuôi giun quế, lắp đặt máy xay ngô, lúa ngay trong trang trại, qua đó tiết kiệm được khá nhiều chi phí tiền mua thức ăn của đại lý. Nhờ vậy mà doanh thu của trang trại ngày càng tăng, mỗi năm lãi hàng trăm triệu đồng.

Mở lối thoát nghèo cho nhiều người

 

Hiện nay, trang trại của Tuân có diện tích 4ha, với hệ thống hàng chục ao nuôi, ương giống. Các giống cá do trang trại cung cấp rất đa dạng, như cá trê lai, lóc lai, cá rô phi, cá chép, cá trắm... Mỗi năm trang trại của Tuân đã cung cấp ra thị trường trên trăm vạn con cá giống.

Bây giờ, vùng cát xã Hưng Thuỷ đã đổi thay nhiều. Đất cát bạc màu giờ cũng không còn nhiều đất hoang. Không chỉ đi đầu trong việc lập trang trại, anh Tuân còn được người dân trong vùng gọi thân mật là “kỹ sư Tuân”, vì bằng kinh nghiệm của mình, Tuân đã tích cực hỗ trợ người dân trong xã, trong huyện có nhu cầu xây dựng trang trại. 

Từ thành công của trang trại vợ chồng Tuân, hàng chục thanh niên Hưng Thuỷ trước đây bỏ vào các tỉnh phía Nam kiếm sống, nay kéo nhau về làng nhờ Tuân hướng dẫn cách lập nghiệp. Với vai trò là Chủ nhiệm CLB Trang trại xã Hưng Thuỷ, Tuân đã hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho hàng chục hội viên phát triển trang trại. Trang trại của Tuân còn là mô hình tham quan học tập của nhiều nông dân trong tỉnh, trong huyện.

Bà Nguyễn Thị Chính - Chủ tịch Hội ND huyện Lệ Thuỷ không giấu được niềm tự hào khi nói về Tuân: “Có thể nói Tuân là một điển hình của sự vượt lên hoàn cảnh để làm giàu trên mảnh đất cát bạc màu của quê hương. Từ một thanh niên nghèo, làm nghề bán kem dạo, Tuân đã vươn lên làm chủ một trang trại trị giá hàng tỷ đồng. Tuân là một tấm gương về nghị lực vượt khó để nhiều nông dân khác trong huyện học tập”.

Theo Dân Việt

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 400

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 397


Hôm nayHôm nay : 28871

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1419893

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74466864